Đệ Nhất Đế quốc Bulgaria
Đệ Nhất Đế quốc Bulgaria

Đệ Nhất Đế quốc Bulgaria

Đế quốc Bulgaria thứ nhất (tiếng Bulgaria: Първo българско царство) là một nhà nước Bulgaria thời trung cổ được thành lập ở phía đông bắc bán đảo Ban-Kăng năm 680 bởi người Bunga, đã chặn đứng và đánh đuổi Đế quốc Byzantine và liên minh với những người định cư Slavơ nam. Vào thời hoàng kim của mình, nó trải dài từ Budapest đến biển đen và từ sông Đa-Nuýp tại Ukraina hiện đại đến biển Adriatic. Khi nhà nước này đã củng cố vị trí của nó ở bán đảo Ban-Kăng, nó tham gia vào một mối liên hệ dài nhiều thế kỷ, khi thi thân thiện, khi thì thù địch với Đế quốc Byzantine. Bulgaria hiện diện như là địch thủ lớn nhất của Đế quốc Byzantine ở bán đảo Ban-Kăng, gây nên nhiều cuộc chiến tranh. Tuy nhiên hai thế lực cũng hưởng những thời kỳ hòa bình và liên minh, đặc biệt trong Cuộc vây hãm Constantinopolis của người Ả Rập lần hai, quân Bulgaria đóng vai trò quyết định trong cuộc giải vây. Thành phố Byzantium có một ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ lên Bulgaria, điều mà cũng dẫn đến sự chấp nhận Thiên Chúa giáo sau cùng của Bulgaria năm 864. Sau sự tan rã của Hãn quốc Avar, người Bulgaria bành trướng lãnh thổ đến bình nguyên Pannonian (ở Hungary ngày nay). Sau đấy, người Bulgaria đối diện với bước tiến công của người PechenegCuman, và giành được chiến thắng quyết định trước người Hungary, buộc họ chấp nhận dừng chân dài lâu ở Pannonia.Vào cuối thế kỷ thứ 9 và đầu thế kỷ thứ 10, Sa hoàng Simeon I giành được một chuỗi thắng lợi trước Đế quốc Byzantine, và bành trướng Đế quốc Bulgaria đến tột đỉnh của nó. Sau sự hủy diệt của quân Byzantine trong trận Achelous năm 917, người Bulgaria vây hãm Constantinopolis năm 923 và 924. Các cuộc chiến tranh với người Croắc-ti-a, Hungary, Pecheneg và Séc-bi và sự lan rộng của dị giáo Bogomil đã làm suy yếu Bulgaria sau cái chết của Simeon. Một hòa bình lâu dài đã được ký kết với Đế quốc Byzantine và cuối cùng họ(Byzantine) đã phục hồi, chiến thắng cuộc phân tranh cuối cùng từ năm 968 đến 1018, sau đấy là việc Đế quốc Bulgaria thứ nhất chấm dứt tồn tại.[7] Nó được tiếp nối bởi Đế quốc Bulgaria thứ hai năm 1185.Sau sự chấp nhận Thiên Chúa giáo năm 864, Bulgaria trở thành trung tâm của slavơ châu Âu. Vị trí lãnh đạo văn hóa của nó được củng cố thêm bằng việc sáng tạo ra bảng chữ cái Cyrillic tại thủ đô Preslav, và văn học viết bằng tiếng Bulgaria cổ nhanh chóng bắt đầu lan rộng lên phương bắc. Tiếng Bulgaria cổ trở thành ngôn ngữ chung của Đông Âu, nơi nó được biết với tên gọi Tiếng Slavơ Giáo hội Cổ.[8][9] Năm 927 nhà thờ Chính thống giáo Bulgaria hoàn toàn độc lập được chính thức thừa nhận.Giữa thế kỷ thứ 7 và 10, cư dân địa phương, người Bunga và các bộ tộc khác trong Đế quốc, bị áp đảo bởi người Slavơ,[10][11][12] dần dần bị họ (người Slavơ) hấp thụ, chấp nhận ngôn ngữ nam slavơ.[13] Từ cuối thế ky thứ 10, những cái tên "dân tộc Bulgaria" và "người Bulgaria" trở nên phổ biến và trở thành những danh tính lâu dài cho cư dân địa phương, cả trong văn học và trong ngôn ngữ nói. Sự phát triển của việc biết đọc viết tiếng Slavơ Giáo hội Cổ có tác dụng ngăn ngừa sự đồng hóa của người Sla-vơ Nam vào các nền văn hóa lân cận, đồng thời kích thích sự hình thành của một bản sắc Bun-ga-ri riêng biệt.[14]

Đệ Nhất Đế quốc Bulgaria

• Sự đặt chân đến của Asparukh 681
• Chấp nhận tiếng Bulgaria cổ là quốc ngữ 893
Thời kỳ Trung cổ
• Simeon I bắt đầu dùng tên Sa Hoàng (Hoàng đế) 913
Hiện nay là một phần của
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Bunga và các ngôn ngữ nam Slavơ cũng với tiếng Hy Lạp-Byzantine[1][2][3][4][5][6]
(680-893)
Tiếng Bulgaria cổ
(893–1018)
Tôn giáo chính Đạo Tengri và Đạo đa thần Slavơ
(680–864)
Chính thống giáo
(864–1018)
• Biến mất khỏi bản đồ 1018
Chính phủ Quân chủ chuyên chế
• 680-700 Asparukh (đầu tiên)
Vị thế Đế quốc
• 1018 Presian II (cuối cùng)
Hãn, Sa Hoàng (Hoàng đế)  
Mã ISO 3166 BG
• Thiên Chúa giáo hóa 864
• thế kỷ thứ 10 4000000

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đệ Nhất Đế quốc Bulgaria http://fmg.ac/Projects/MedLands/BULGARIA.htm#_ftn4... http://books.google.bg/books?id=JcmwuoTsKO0C&pg=PA... http://books.google.bg/books?id=Ylz4fe7757cC&pg=PA... http://books.google.bg/books?id=_-G1L-9Zec0C&pg=PA... http://www.mfa.government.bg/history_of_Bulgaria/ http://navigator.idg.bg/index.php?type=2&p=2169&id... http://books.google.com/books?id=5jG1eHe3y4EC&pg=P... http://books.google.com/books?id=9lknbJSVBKgC&pg=P... http://books.google.com/books?id=ANdbpi1WAIQC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Kx_NjXiMZM0C&pg=P...